Tính từ là gì mà lại có khả năng làm cho câu văn, dòng thơ trở nên sống động đến vậy. Nhiều nhà ngôn ngữ học còn ví tính từ như những “viên ngọc” quý giá, tuy nhỏ bé lại có sức mạnh tạo nên sự phong phú và đa dạng trong ngôn ngữ tiếng Việt. Cùng khám phá ngay những khía cạnh quan trọng của từ loại này để biết cách sử dụng, từ đó truyền tải những cảm xúc, hình ảnh tuyệt qua những con chữ tinh tế và màu sắc.
Giải đáp khái niệm: Tính từ là gì?
Tính từ chỉ những con chữ được sử dụng để miêu tả, diễn tả tính chất, tình trạng hoặc đặc điểm của một sự vật, sự việc hoặc danh từ riêng. Loại từ này được dùng để bổ nghĩa cho trạng thái, hoạt động hoặc danh từ đi kèm.
Tính từ dùng để làm rõ nghĩa và chỉ ra đặc trưng cho các từ ngữ đi kèm trong cách diễn đạt hoặc câu văn của Tiếng Việt. Qua những câu chuyện, bài văn và thơ ca, tính từ đã trở thành một công cụ quan trọng để tái hiện những cảm xúc, hình ảnh và trạng thái tinh tế nhất của thế giới xung quanh.

Sự đa dạng của tính từ
Theo các chuyên gia ngôn ngữ tại Việt Nam, tính từ có nhiều loại nhưng chủ yếu tập trung ở 3 dạng sau.
Tính từ thuộc tính: còn có tên gọi khác là tính từ đặc điểm, tính chất. Nhiệm vụ chính là tập trung mô tả đặc trưng của sự vật, hiện tượng, con người như cao, thấp, ngắn, dài, ngoan, hư, tốt, lễ phép, nghe lời…
Tính từ tự thân: dùng để miêu tả những thuộc tính sẵn có bên trong sự vật, con người. Ví dụ, tả trái cây có vị chua, ngọt, thơm,… hoặc trong miêu tả hình dáng có to, lớn, béo gầy…
Tình từ không tự thân: là những cụm được chuyển từ thể danh từ hoặc động từ sang. Ví dụ, khi bạn mô tả sự lãng mạn và bay bổng của một người, có thể dùng như sau: “Cách nói chuyện của anh ấy mang đậm nét nhà thơ”. Tại đây, “nhà thơ” là danh từ nhưng được chuyển nghĩa thành tính từ trong giao tiếp để khiến người đọc dễ hình dung hơn.

Chức năng của tính từ là gì?
Loại từ này đóng vai trò quan trọng, cực kỳ cần thiết trong ngôn ngữ nói hoặc diễn đạt văn viết. Khi có tính từ, việc miêu tả các sự vật, con người, sự việc hiện tượng được dễ dàng hơn. Tính từ giúp bổ nghĩa làm rõ nghĩa cho danh động từ, giúp câu văn được thoát ý và diễn đạt sâu sắc hơn.

Có gì đặc biệt trong vị trí của tính từ?
Nếu đã hiểu rõ tính từ là gì, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu ngay trật tự rõ ràng của loại từ này trong văn phong, bao gồm cả lời nói và văn bản chữ biết. Đối với Tiếng Việt, tính từ được đặt vị trí ngữ pháp sau động từ hoặc danh từ. Tuy nhiên, đối với một số ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Anh, tính từ được đặt trước danh từ để làm rõ nghĩa, bổ sung hình thái, đặc điểm cho cụm từ đó.
Trong thói quen giao tiếp của người Việt, bạn có thể sử dụng nhiều tính từ trong một câu mà không cần sắp xếp theo một trật tự cố định. Danh từ được kết hợp trực tiếp với tính từ còn đối với động từ cần kết hợp với các phó từ khác để làm rõ nghĩa hơn khi đặt tính từ phía sau.
Đến đây, có lẽ bạn đọc đã hiểu rõ và tự trả lời được câu hỏi: “Tính từ là gì?”. Từ loại này không chỉ đơn thuần là một công cụ diễn đạt mà còn có thể phô bày sự chi tiết trong đặc điểm và tính chính xác trong hình thái của sự vật, hiện tượng. Việc chọn lựa tính từ phù hợp và tinh tế sẽ giúp chúng ta truyền đạt ý nghĩa một cách rõ ràng, mạch lạc hơn.